Dandelion02

Tác giả: YU MI-KHAI-LICH
Người dịch: Trọng Phan – Hà Bắc
NXB: Thanh niên
Đánh máy: Dandelion02
"Một mình trên chiến trường cũng là chiến sĩ"
Dựa vào một chuyện có thật, tác giả dựng nên hình tượng người tình báo Xô-viết – nhân vật Nam tước Phôn gôn-rinh – nhận mệnh lệnh tình báo chiến lược của Bộ tư lệnh Hồng quân Liên Xô vào hoạt động tận sào huyệt của bạn phát – xít Đức, trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Một mình hoạt động trên một chiến trường rất rộng từ Liên Xô qua Đức, sang Pháp, đến I-ta-lia, người tình báo Xô-viết gặp vô vàn khó khăn, nhiều lúc tính mệnh tưởng chừng như nghìn cân treo sợi tóc. Nhưng nhờ vào trí thông minh và lòng dũng cảm, người chiến sĩ ấy đã chiến đấu và thắng lợi trở về, trong niềm hân hoan của nhân dân và Hồng quân Liên Xô.

                 Hồi chuông kéo dài.
                Vào lúc khác thì tên trưởng phòng I-X (1), đại tá Béc-gôn, đã nhảy phắt dậy khỏi đi-văng và vồ lấy chiếc máy nói. Nhưng lần này lão vẫn nằm yên thậm chí chẳng thèm nhút nhích, hai mắt vẫn nhắm nghiền khiến người khác có thể tưởng lằm là lão đang ngủ.
Gã sĩ quan bí thư của lão là đại úy Cốc-ken-mu-le gỏ cữa đã năm lần bảy lượt, đến nỗi phải khẽ hé cánh cửa ra nhìn, không đợi cấp trên cho phép nữa. Nhưng thoáng thấy lão đại tá nằm nhắm mắt trên đi-văng, gã vội vàng khép nhẹ cánh cửa lại để khỏi phá rối giấc ngủ vàng ngọc của cấp trên.
         Tên đại úy biết rằng đêm qua thủ trưởng của gã không ngủ. Mãi gần sáng, sau hồi chuông điện thoại của đích thân Him-le, lão mới được nghỉ ngơi một lát.
         Gã sĩ quan bí thư không có mặt trong suốt thời gian Bec-gôn nói chuyện qua máy. Vừa nhắc thấy cái dáng bộ ngay thuồn thuỗn của lão đại tá và nghe lời xưng hô cung kích của lão với người kia, gã đại úy liền rón rén lui ra, không dám đóng mạnh cửa. Cứ theo những mẫu đối thoại lọt sang phòng bên, nơi kê bàn làm việc của gã đại úy, cũng đủ rõ ràng câu chuyện với Him-le là một tin mừng đột ngột đối với lão đại tá.
Phải, sau cuộc nói chuyện như vậy, Bec-gôn có thể cho phép mình ngã lưng trong nữa giờ để loay hoay với những ý nghĩ thầm kín trong lòng. Những hoạt động của lão ở miền Bạch Nga rừng núi và đặc biệt nguy hiểm cho quân đội của quốc trưởng đã được bộ tổng tư lệnh đánh giá rất cao, và Him-le đã nói xa xôi bóng gió nhưng không mập mờ chút nào rằng, trên ấy, đang chuẩn bị cho lão một địa bàn hoạt động rộng lớn hơn nhiều.
        Cho nên lão có đủ cớ vi phạm và thời gian biểu thường ngày để mà mơ mộng chốc lát.
        Thực ra, Bec-gôn đâu phải là kẻ hay mơ mộng. Là sĩ quan chuyên nghiệp của cơ quan gián điệp Đức, cái cơ quan mà lão đã "bán chẵn" cả cuộc đời vào nó, Bec-gôn chỉ có một nguyện vọng độc nhất: nhảy thật nhanh trên bậc thang địa vị và nhờ đó mà "hốt bạc" nhiều thêm cho của cải gia đình nhỏ bé của lão. Nhưng câu chuyện hôm nay đã khêu gợi trí tưởng tượng của lão đại tá. Chao ôi! Lão đang hy vọng có thể rời bỏ cái xứ sở thiếu niềm nở này. Tuy vậy bất cứ trong hoàn cảnh nào, Bec-gôn cũng không dám để đơn xin thuyên chuyển sang nơi khác. Việc đó có thể phá đổ sự nghiệp của lão, tác hại đến thanh danh sĩ quan, nhất là một sĩ quan luôn luôn tận tâm hoàn thành mọi mệnh lệnh của cấp trên. Nhưng bây giờ khi chính Him-le…
Một hồi chuông điện thoại ngắt quãng giấc mộng vang êm đềm ấy.
"Ai mà mới bảnh mắt ra đã gọi?" – Bec-gôn tự hỏi trong óc, và ngay lúc đó lão nghe tiếng gõ cửa khe khẽ nhưng kiên quyết.
-         Cứ vào! – Lão đại tá không mở mắt, nói buông sõng.
-         Phòng tham mưu sư đoàn 12 gọi hai lần rồi đấy ạ - Cốc-ken-mu-le nói nhỏ.
-         Cái gì thế, hử? Bec-gôn lim dim mắt liếc nhìn gã sĩ quan bí thư đang đứng nghiêm, và không thể không nhận thấy rằng suốt một đêm mất ngủ hầu như chả ảnh hưởng gì đến gã cả: càm cạo nhẵn và đôi mắt ốc nhồi trắng dã không hề lộ vẽ mệt mỏi.
-         Thưa đại tá, tối qua một sĩ quan Nga chạy sang hàng ta ở khu vực sư đoàn 12. Ở ban tham mưu sư đoàn y không chịu cung khai gì hết và nằng nặc đòi đưa đến trực tiếp gặp ngài.
-         Gặp tôi?
-         Vâng! Không những y chỉ nói đúng chức vụ và họ của ngài mà còn gọi đúng cả tên nữa.
-         Thế nào, hả? – Bec-gôn ngạc nhiên nhũn vai và đứng dậy.
-         Kể cũng lạ thật đấy ạ ! – Cốc-ken-mu-le gật đầu – Không hiểu gã sĩ quan Nga này làm thế nào mà biết họ của ngài?
-         Lại cả tên cúng cơm của tôi nữa chứ - Bec-gôn lắc đầu tỏ vẻ khó hiểu.
-         Thưa đại tá, xin ngài tha lỗi, dù sao tôi cũng mong ngài và mạn phép khuyên ngài là nên cẩn thận. Biết đâu có thể gã sĩ quan này được phái đến đây với mục đích mưu sát ngài…
-         Ông thổi phồng vai trò của cá nhân tôi quá, ông đại úy ạ. Mưu giết tôi, một sĩ quan hạng bét…
-         Nhưng thưa ngài đại tá… - Gã sĩ quan bí thư toan phản đối.
-         Nếu nói về vị tư lệnh quân đoàn hay tập đoàn quân thì còn có lý – Bec-gôn không để ý nghe lời gã, cứ nói tiếp.
-         Xin đại tá nên lưu ý là – Cốc-ken-mu-le khúm núm thưa -  chúng ta không nói tới một sĩ quan bình thường mà nói tới một sĩ quan được hân hạnh làm bạn riêng của ngài Him-le. Đối với bạn bôn-sê-vích thế là đủ lắm rồi.
-         Ông tưởng thế chứ?
-         Tôi dám chắc như vậy!
-         Ông ra lệnh cho ban tham mưu những gì?
-         Thay mặt ngài, tôi đã hạ lệnh mang giấy tờ của tên hàng binh đến, còn bản thân y thì cứ giữ lại cho tời khi có lệnh đặc biệt.
-         Đúng lắm. Giấy tờ đưa đến đây rồi chứ?
-         Vâng.
-         Mang vào đây.
Cốc-ken-mu-le vội chạy ra ngoài và một phút sau thì quay lại với một tên thượng sĩ béo mập nhưng không cao lắm.
-         Báo cáo đại tá, tôi được lệnh trao tận tay ngài – Gã thượng sĩ báo cáo rành rọt và trao cho lão đại tá một tập giấy dày.
Bec-gôn ký nhận vào mảnh giấy dán kèm theo chiếc phong bì.
Tên thượng sĩ lui ra.
Bec-gôn cẩn thận rọc phong bì và nhè nhẹ lôi tập giấy ra, trong đó gồm có một tấm bản đồ lớn và các chứng từ sĩ quan.
Sau khi lướt nhìn qua tấm bản đồ, lão lặng lẽ đưa cho gã bí thư. Gã đại úy lấy đanh ghim găm bản đồ lên chiếc bàn con rồi rút trong ngăn kéo tấm kính lúp và cúi khom trên bản tài liệu vừa nhận được, hình như để tìm những kí hiệu gì bí mật. Hắn nghiên cứu tấm bản đồ mãi mê đến nỗi giật bắn cả người lên khi nghe câu hỏi của Bec-gôn.
-         Ông có thấy là nét mặt của gã hàng binh này hoàn toàn chả giống người Nga tí nào không?
Cốc – ken-mu-le đến sau lưng đại tá và nhìn qua vai lão vào tấm ảnh.
-         Cô-ma-rốp – Hắn đánh vần xong, lại nhìn sang bức chân dung – Vâng, thưa đại tá, nét mặt người Âu, còn có thể nói là người A-ri-ăng nữa. Xin ngài lưu ý đến cái trán cao, sống mũi thẳng và hơi khoằm.
-         Gọi ngay dây nói cho ban tham mưu, bảo họ dẫn tên hàng binh đến đây !
Ngả người sau lưng ghế bành, Bec-gôn lại lim dim mắt, định nhớ lại trong tâm trí từng câu nói sáng nay của Him-le, nhưng cảm giác mơ màng khoan khoái không trở lại nữa. Có lẽ giọng nói gay gắt của Cốc-ken-mu-le từ phòng bên lọt sang đã cản trở việc tập trung của lão. Thế quái nào mà mãi gã vẫn chưa gọi được phòng tác chiến. Còn cái tên hàng binh kia nữa ! lạ lùng ở chỗ là y cứ khẩn khoản đòi chỉ gặp lão thôi. Thế sao rồi ngay bây giờ cũng rõ hết.
Tên đại tá lại mở cuốn sổ con và chăm chú ngăm nghía hình dáng của người sắp được dẫn đến gặp lão. Nét mặt khôi ngô đấy chứ! Lão đã trông thấy cái miệng nhỏ nhắn mím chặt thế này ở đâu nhỉ?
-         Báo cáo đại tá, mệnh lệnh đã được chấp hành – Cốc-ken-mu-le báo cáo từ ngoài cửa.
Gã đại úy bê một chiếc ghế đặt ở giữa phòng.
-         Ngài cứ mời y ngồi đây, còn tôi xin ngồi ở chiếc ghế bành cạnh bên – Cốc-ken-mu-le nháy mắt và liếc nhìn mấy lượt từ ghế tựa đến ghế bành – Như vậy thì giữa ngày và gã hàng binh sẽ có người luôn sẵn sàng bảo vệ ngài.
Đội trưởng vệ binh ban tham mưu dẫn vào phòng một thanh niên tuổi trạc hai mươi, hăm hai mặc quân phục trung úy quân đội Xô-viết.
Bec-gôn đưa mắt liếc nhanh từ khuôn mặt người mới đến sang cuốn chững minh thư đặt trên bàn. Phải, không nghi ngờ gì nữa, chính gã rồi. Chỉ khác là mái tóc không chải lật ra sau như trong ảnh. Bây giờ nó được rẽ đôi bằng đường ngôi thẳng tắp. Do đó mà những đường nét trên bộ mặt hơi gầy và rám nằng càng nổi rõ hơn. Nhất là cái mũi và cái miệng với đôi môi mỏng mím chặt.
-         Kính chào đại tá – Gã thanh niên chào bằng tiếng Đức rất sõi và dập gót giầy vào nhau kêu đánh "cốp".
Im lặng kéo dài một phút. Bec-gôn nhíu lông mày, chòng chọc nhìn vào mặt người mới vào, tựa hồ như dùng cặp mắt để sờ mó từng nét nhân dạng của gã. Gã hàng binh bình tĩnh chịu đựng cái nhìn đó, Bec-gôn hình như còn thấy trong đôi mắt màu nâu sáng của gã ánh lên một tia cười.
-         Chào ông Cô-ma-rốp ! – Cuối cùng lão đại tá đáp lễ - Có phải đêm qua ông đã bỏ bọn Nga sang với chúng tôi?
-         Đúng vậy ! Đêm qua, trước khi trời sáng, tôi đã vượt qua hỏa tuyến và giờ được đến yết kiến ngài đại tá Bec-gôn.
-         Ông có quen biết riêng đại tá à ? – Tên đại tá hỏi, sau khi đã lừ mắt ra hiệu cho gã bí thư.
-         Vâng, tôi quen biết riêng ngài.
-         Vì đâu? – Bec-gôn không giấu nỗi vè ngạc nhiên nữa – và tại sao ông chỉ muốn nòi chuyện với độc mình tôi thôi?
Gã hàng binh tiến lên trước. Cả hệ thần kinh của Cốc-ken-mu-le căng ra như dây đàn. Bàn tay gã nắm chặt báng súng lục.
-         Tôi xin phép được ngồi xuống. Ông đại úy không cần lo lắng, vì ông đã thừa biết là trong người tôi chả có một tấc sắt nào cả - Gã hàng binh mĩm cười.
-         Ông cứ ngồi xuống ! Bec-gôn trở vào chiếc ghế đặt giữa phòng..
Gã thanh niên ngồi xuống và bắt đầu tháo gót giầy. Cốc-ken-mu-le rút khẩu súng trong bao da đặt lên đầu gối để đề phòng. Ai biết được có cái gì trong chiếc hộp sắt nhỏ xíu mà gã hàng binh vừa móc ở dưới gót giày ra kia? Nhưng gã đã mở nắp hộp, và tên đại úy thở dài nhẹ nhõm khi thấy gã giốc ra lòng bàn tay mấy mảnh giấy nhỏ.
-         Nhờ ông chuyển lên đại tá – Gã hàng binh quay sang Cốc-ken-mu-le.
Tên bí thư cầm lấy mớ giấy và để trên lòng bàn tay xòe rộng đưa đến bàn thượng cấp, cặp mắt trừng trừng vẫn không rời gã người Nga bí hiểm. Nhưng gã này đang thản nhiên ngắm căn phòng và đến đây Cốc-ken-mu-le mới hoàn toàn yên dạ. Trong lúc đó, về mặt thay đổi một cách kỳ lạ của cấp trên lại làm cho hắn chú ý.
-         Cái gì thế này ? – Bec-gôn thốt lên.
-         Đúng vậy! – một nụ cười vui sướng thoáng qua đôi môi gã hàng binh. Gã nhảy phắt dậy đứng nghiêm – Rất hân hạnh được tự giời thiệu : Hen-rích Phôn Gôn-rinh.
-         Nhưng thế là thế nào? Ở đâu chữ? – Lão đại tá gạt mạnh cỗ ghế bành và cũng đứng vụt dậy.
-         Tôi xin kể rõ ngay bây giờ, nhưng tôi muốn được thưa chuyện riêng với mỗi mình đại tá thôi.
-         Ồ, tất nhiên … - Chợt gặp cái lừ mắt ra hiệu của tên sĩ quan bí thư, lão đại tá ấp úng nói: Đại úy Cốc-ken-mu-le là bí thư của tôi và trước muốn cho tôi biết… À, ông hút thuốc là không? Mời ông.
Lão đại tá đầy hộp xì-gà đến mép bàn. Gã thanh niên chỉ lặng lẽ nghiên mình. Sau khi ngậm đầu điếu xì-gà và chậm vào một mồi lửa do Cốc-ken-mu-le lẽ phép đưa mời, gã rít luôn mấy hơi dài.
-         Xin lỗi ngài, tôi không hút lâu đâu!
-         Ồ, vội gì kia chứ ! – Bec-gôn niềm nở nói.
-         Thưa đại tá, tôi mong gặp ngài đã quá lâu đến nổi không thể gác câu chuyện này lại dù chỉ trong giây lát… Theo hồ sơ mà chắc ngài đã nghiên cứu rồi đấy thì tôi là Cô-ma-rốp Ăng-tôn Ste-pa-no-vít, trung úy quân đội Xô-viết. Không, không, không phải là giả mạo đâu. Tôi đã được trao tận tay cuốn sổ này tại bộ tham mưu tập đoàn quân mặc dầu thực ra tôi là Hen-rích Phôn Gôn-rinh. Tôi là con trai của nam tước Đi-gơ-phơ-rít Phôn Gôn-rinh mà ngài cũng biết. Trước đây cha tôi đã hân hạnh được kết giao rất thân thiết với ngài.
Đôi mắt cảu gã thanh niên đăm đăm nhìn vào khuôn mặt to lớn của lão đại tá.
Bec-gôn không còn đủ sức để che giấu nỗi cảm động. Cả tên bí thư cũng quên bẵng mất sự đề phòng, sững sờ nhấc bàn tay khỏi bao súng và nhoài người về phía trước, tựa hồ như sợ bỏ sót mất dù chỉ một chữ trong câu chuyện hết sức ly kì này.
-         Nhưng làm thế nào mà cậu con trai của nam tước Phôn Gôn-rinh lại ở trong Hồng quân được? Làm thế nào mà anh lại biến thành Cô-ma-rốp ? Ấy, anh nguồi xuống chứ ! Phải, chắc anh mệt và cảm động lắm, lẽ dĩ nhiên rồi.
-         Vâng, tôi chả lấy làm xấu hổ phải thú nhận rằng tôi rất cảm động. Biết bao nhiêu biến cố đã xảy ra trong quãng đời chưa có gì là dài lắm của tôi. Và tôi chờ đợi cuộc gặp gỡ này đã quá lâu. Giá bây giờ, đại ta có chút ít thì giờ rỗi rãi để ngồi nghe tôi kể lại một cách tỉ mỉ hơn… Ôi, ngài hãy tin là tôi sung sướng vô cùng nếu cuối cùng được gọi bằng tên thật của mình.
-         Cũng giống tôi như khi nghe cái tên ấy. Anh cũng chưa hình dung được là nó đã làm tôi cảm động như thế nào. Được gặp lại đứa con độc nhất của người bạn thân nhất, người bạn của thời niên thiếu xa xôi ! Đứa con trai của một bạn đồng sự trung thành. Lại gặp trong cảnh ngộ như thế này. Hen-rích Phôn Gôn-rinh !
-         Không thể bỏ quên cái tên ấy trong một thời gian lâu được, và bây giờ, nghe ngài đọc lên, nó lại nhắc tôi nhớ tới cái giọng nói dịu dàng của ba tôi. Và tôi, và tôi…
Những giọt lệ ứa ra trên mí mắt Hen-rích. Thấy vậy, Cốc-ken-mu-le vội vàng đưa cho gã cốc nước. Gã nốc cạn ngay và đã hơi trấn tĩnh lại.
-         Thưa ngài Bec-gôn, như ngài đã biết – Gã nói tiếp – ngay sau cuộc đại chiến lần thứ nhất, ba tôi là Đi-gơ-phơ-rít Phôn Gôn-rinh đã bắt đầu làm việc ở một cơ quan cùng với ngài. Năm 1928, theo lệnh riêng của đại tá A-lếch-xăng-đe, thủ trưởng cơ quan, ba tôi được biệt phái sang Nga. Lúc ấy, tôi mới lên bảy, nhưng tôi còn nhớ rõ buổi chiều hè ấy: trong tòa biệt thự lớn, ngài ngồi bên một bà nào xinh đẹp. Sau này, ba tôi mới cho tôi biết đó là buổi chia tay do ngài tổ chức tại nhà riêng, số 22 đường Vin-ghe để tiễn biệt ba tôi. Mãi về sau, khi sống bên nước Nga, ba tôi mới kể lại cho tôi nghe về buổi tiễn đưa hôm đó và nhắc cho tôi nhớ địa chỉ này, không biết có đúng không?
-         Anh nhớ tài thực! – Bec-gôn ngắc lời gã – Bây giờ, tôi vẫn tưởng như nhìn thấy ba anh, bênh cạnh người là anh, một cậu bé nghịch ngợm. Và mặc dầu ngày nay, anh đã khôn lớn, nhưng tôi vẫn nhận ra những nét của cậu bé ấy, cái cậu bé đã làm cho chúng tôi vui lây trong bổi liên hoan tiễn biệc năm nào. Thế nên tôi mới sửng sốt trước nét mặt của anh. Thật là cái miệng của Đi-gơ-phơ-rít. Bao giờ cũng mím chặt, cái miệng quá nhỏ trên khuôn mặt to lớn của ông nhà ta. Nét mặt anh thanh hơn và đôi mắt giống mẹ hơn là bố. Điều đó khiến tôi chưa nhận ngay ra được dòng dõi con nhà… Chết xin lỗi là đã làm ngắt lời anh nhé, tôi cảm động trước những kỷ niệm này quá !
-          Thưa đại tá, tôi cũng chả kém gì. Vậy cho nên, tôi mạn phép được dừng lại ở những kỷ niệm thời thơ ấu này. Việc đó giúp chúng ta gợi lại trong trí nhớ một số hoàn cảnh trước khi cha con chúng tôi ra đi. Chắc ngài đã nhớ lại thời gian mà chúng tôi rời khỏi tổ quốc, năm 1928, ba tôi đi sang nước Nga xô-viết với tư cách là một chuyên gia ngoại quốc.
Lão đại tá gậc đầu.
-         Bọn bôn-sê-vích hồi đó mở rộng cửa đón các chuyên gia ngoại quốc. Thật là thời kỳ vàng ngọc cho cơ quan do thám của chúng ta !
-         Tiếc rằng thời kỳ đó đã chấm dứt nhanh chóng.
-         Nhưng, những biện pháp phòng xa cần thiết đã được thực hiện từ hồi đó. Cho nên trong văn bằng đại học và giấy giới thiệu của hãng buôn Bao-e-rơ đều lấy họ Đa-lét-sky. Sta-ni-slap Đa-lét-sky. Người Ba lan chính cống. Tất nhiên, tôi cũng được đổi họ tên khác. Mãi đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ là trước khi ra đi, từ lâu ba tôi hàng ngày vẫn nhắc rằng tên thật của tôi không phải là Hen-rích mà là I-u-dép, họ là Đa-lét-sky, rằng tôi không phải là người Đức mà là người Ba lan.
-         Ai lại điên rồ đem anh theo sang cái đất nước mọi rợ ấy!
-         Ngài biết cho rằng sau khi mẹ tôi mất đi, ba tôi không bao giờ rời tôi nửa bước, rằng ba tôi khi sang Nga chưa nhận một sứ mệnh nhất định nào, mà chỉ có nhiệm vụ nằm lại bên ấy càng lâu càng tốt.
-         Tôi có thể đề nghị Đi-gơ-phơ-rít để anh lại chỗ tôi.
-         Lúc đó ngài cứ nói bô bô câu chuyện này trước mặt tôi ! Ngài có nhớ không, tôi đã khóc òa lên và níu lấy tay ba tôi.
-         Ồ, anh nhớ dai quá ! – Bec-gôn buột miệng kêu lên.
-         Còn phu nhân Phơ-rai En-da thì cứ mắng cả hai cha con chúng tôi. Chắc rằng bà vẫn được khỏe mạnh?
-         Nhà tôi sẽ rất sung sướng khi biết cuộc gặp gỡ này.
-         Nhờ đại tá chuyện hộ tới bà lời chào mừng chân thành của tôi ! Và cả cô con gái của ngài mà thường vẫn bị tôi kép tóc nghịch… Cô bé Lô-ra tóc vàng…
-         Ồ, Lô-ra bây giờ đã thành cô gái lớn, gã chồng được rồi đấy. Nhanh thật, thời gian trôi qua nhanh quá!
Đại tá Bec-gôn đã cảm động đến cực độ. Chỉ vì có mặt Cốc-ken-mu-le ở đó nên lão không trò chuyện tỉ mỉ được về Lô-ra của lão. Lão cố hết sức xua đuổi cái ám ảnh ấy. Bộ mặt của lão trở lại vẻ điềm tĩnh, phớt lạnh như bất cứ lúc nào có mặt cấp dưới. Tên đại tá coi việc giữ nét mặt như vậy cũng là một chức trách như việc mặc binh phục cài kín tất cả khuy lại.
Nhận thấy sự thay đổi thái độ của lão, về sau, Hen-rích chỉ kể sự việc một cách ngắn gọn, không đi sâu vào những khía cạnh tình cảm.
-         Thưa đại tá, tôi đã làm mất của ngài khá nhiều thì giờ cho nên bây giờ tôi xin kể vắn tắt những điều mà tôi sẽ viết tường tận trong bản báo cáo của mình. Thoạt tiên, ba tôi làm kỹ sư điện tại Đôn-bát, sau đó thuyên chuyển sang U-ran và năm 1930, theo lỗi nói của người Nga, được "tung" vào công trường xây dựng nhà máy thủy điện. Chắc ngài cũng biết thời kì đó. Về sau, ba tôi kể lại là ba tôi đã trực tiếp liên lạc với ngài bằng vô tuyến điện và bằng bưu điện qua mạng lưới điệp viên của chúng ta.
-         Hoàn toàn đúng như vậy! – Lão đại tá gật gù – Sự liên lạc giữa chúng tôi hết sức chặt chẽ và chúng tôi rất bằng lòng nhau..
-         Năm 1934, theo lệnh của bộ chỉ huy tối cao, ba tôi xin đã chuyển tới Viễn Đông. Trong thời gian đó, ba tôi đã chấp nhận quốc tích Nga.
-         Tôi có biết việc này.
-         Những sau khi sang Viễn Đông, sự liên lạc trực tiếp với ngài bị gián đoạn. Các mối dây liên lạc đều phải qua những người mà ngài đã biết…
Bec-gôn yên lặng nghiêng đầu.
-         Từ năm 1937, tôi đã tích cực giúp việc người. Người dạy tôi đánh mật mã và dịch những bức điện nhận được.
-         Thật là khinh suất đối với một tình báo viên già dặn như Đi-gơ-phơ-rít ! – Bec-gôn lắc đầu.
-         Thưa đại tá, nhưng xin ngài bằng lòng với cách đó vì ba tôi bận quá nhiều công việc mà lại có ít người giúp đỡ - Hen-rích bênh vực cha mình – Hơn nữa, người muốn dạy dỗ tôi thành đứa con trung thành của nước Đức, và biết là bất cứ hoàn cảnh nào tôi cũng không cung khai những điều bí mật của người.
-         Cứ nói tiếp, nói tiếp đi! – lão đại tá động viên.
-         Mọi việc đều trôi chảy và hoàn toàn tốt đẹp.
Nhưng đến năm 1938, bỗng xảy ra tai biến: bộn phản gián dò theo dấu vết, tìm ra địa điểm liên lạc và bắt hết điệp viên, tụi này đã cung khai ba tôi. Kỹ sư Đa-lét-sky không trốn được : người xoay cho tôi đủ giấy tờ mang tên Ang-tôn Stê-pa-nô-vít Cô-ma-rốp, học sinh ở nhà trẻ, thẻ đoàn viên Côm-sô-môn và gửi tôi đến Ô-đét-xa. Ở đấy, tôi vào học trường quân sự và tốt nghiệp khi chiến tranh sắp bùng nổ. Trong suốt thời gian học tập ở trường quân sự, tôi không hề gửi thư từ gì cho ba tôi cả, điều đó cũng là lẽ dĩ nhiên thôi. Chỉ thỉnh thoảng ba tôi báo cho biết những tin tức vắn tắt về mình qua các điệp viên. Tin tức cuối cùng thật là một tin bi thảm : ba tôi gửi cho tôi những tài liệu này và mấy dòng chữ ngoáy vội vàng nguệch ngoạc trên mảnh giấy xé ở sổ tay. Trong thư, ba tôi báo tin việc bại lộ, nên đành phải nuốt thuốc độc trước khi sa lưới và cầu mong tôi sẽ báo thù bọn bôn-sê-vích.
Giọng Hen-rich run lên và Cốc-ken-mu-le lại vồ lấy bình nước. Béc-gôn đứng dậy, nghiêng đầu và đứng thừ ra như vậy chừng nửa phút.
_ Thưa đại tá, xin đội ơn ngài! – Hen-rích hớp một ngụm nước và gạt cái cốc sang bên. Môi gã mím chặt, kiên quyết. – Xin phép kể tiếp… Ngài đã biết là tôi không thể cùng làm việc với ba tôi, tuy nhiên tôi đã nguyện dâng cả đời mình cho sự phồn vinh của Tổ quốc. Đang còn phải chờ đợi thời cơ thuận tiện thì chiến tranh đã mang nó đến. Ở mặt trận, tôi đã được giao chức trung đội trưởng. Tất nhiên, tôi đã giấu cái khả năng về tiếng Đức của mình. Mươi ngày trước đây, tình cờ tôi được tham dự cuộc hỏi cung một thượng sĩ Đức bị bắt làm tù binh. Chính lúc đó tôi mới nghe tên ngài, cái tên quen thuộc với tôi từ thuở bé và dò hỏi biết được ngài làm việc trong bộ tham mưu quân đoàn. Đoạn cuối thì ngài đã rõ…
_ Thế nếu anh không dò biết được tin này thì sao?
_ Tôi đã quyết tâm trở về hàng ngũ ta từ lâu. Nhưng điều tôi nghe được trong buổi hỏi cung người tù binh Đức chỉ thúc đẩy thêm lòng quyết tâm đó. Cố nhiên tôi không thể không lợi dụng dịp may của hoàn cảnh. Lại còn giảm bớt được sự cần thiết phải kiểm tra thử thách lâu dài: dù sao ngài vốn là bạn thân của ba tôi, và biết tôi từ tấm bé!
_ Hợp tình hợp lý lắm cháu ạ! Tuy vậy … hơi liều. Vì cháu có thể bị giết.
- Ý nghĩ ấy khiến cháu lo lắng nhất. Nhưng thưa đại tá, cháu đâu có sợ chết. Cháu chỉ sợ rằng cháu chết vì viên đạn Đức thân yêu, sẽ bị vùi chung một hố với quân thù, dưới một cái tên khác lạ mà chưa kịp trả thù cho ba cháu…
_ Ồ bác hiểu! Nhưng bây giờ khi cháu đã ở giữa quân ta …
_ Cháu cảm thấy tự hồ mình vừa trở về tổ ấm.
_ Phải phải, con trai của người bạn quá cố có thể xem ta như người cha thứ hai được.
_ Cháu chả dám hy vọng… Ồ thưa đại tá, bác không hình dung được hết những cảm xúc giờ đây của cháu! Trong lá thư cuối cùng đang nằm trước mặt bác, ba cháu trối trăn cho cháu nên đi tìm bác và vâng theo mọi lời khuyên bảo của bác… Bây giờ, cháu có thể coi đó như những lời dạy bảo của bố mẹ!
Hen-rích nhảy phắt dậy, tiến lên một bước rồi dừng lại, ngập ngừng. Béc-gôn, thân bứơc tới gần và xiết chặt hai tay gã.
_ Thế còn khoản gia sản gì, mà ghi trong giấy đó? – Béc-gôn hỏi và quay về chỗ, xem xét lại mấy mảnh giấy.
_ Như bác đã biết, khi sang Nga, ba cháu đã bán hết tất cả bất động sản. Ba cháu gửi một phần số tiền thu đựơc vào nhà băng Đức, còn phần lớn gửi ở ngân hàng quốc gia Thuỵ Sĩ.
_ Bao nhiêu cả thảy?
_ Hơn hai triệu mác.
_ Ồ! - Cốc-ken-mu-le buột miệng kêu lên.
_ Ba cháu đã lo liệu cho cháu một cuộc đời sung sướng đấy, Hen-rích ạ! – Béc-gôn trịnh trọng nói.
_ Nhưng nó không phải là của riêng cháu mà là của tổ quốc.
_ Ồ! Bác tin như thế lắm! Nhưng để ngày mai, khi cháu đã nghỉ ngơi, tâm thần đã ổn định rồi hãy bàn chuyện này … Ông đại uý  -  Béc-gôn nói tiếp, quay sang Cốc-ken-mu-le -  hãy thu xếp cho chu đáo nhé. Để nam tứơc ở cạnh phòng tôi, mang quân phục mới tới cho ông ấy và nói chung …
_ Thưa đại tá, xin ngài cứ yên tâm, nam tứơc Phôn Gôn-rinh sẽ không phải phàn nàn gì đâu ạ.
_ Nam tứơc Phôn Gôn-rinh! Những tiếng đó vang lên trong tai cháu như khúc nhạc tuyệt vời. Khúc nhạc thời thơ ấu! Và khi quẳng bộ quân phục này đi cháu sẽ cảm thấy như mới sống lại.
_ Cháu nên làm ngay việc đó. Ông Cốc-ken-mu-le sẽ giúp cháu trong mọi việc.
Sau khi chào lão đại tá, Hen-rích cùng Cốc-mu-ken-le tiến về phía cửa, nhưng gã chợt dừng lại giữa đường.
_ Thưa đại tá, xin bác tha lỗi, cháu còn câu hỏi nữa: thế pho tượng của quan tể tứơng Bít-mắc mà cháu đã đựơc thấy trứơc khi ra đi chiều năm nào có còn nguyên vẹn không ạ?
_ Còn, còn nguyên và bác chắc rằng cháu sẽ đựơc trông thấy tận mắt.
Khi Hen-rích ra rồi, Béc-gôn tiến lại cửa sổ, mở toang hai cánh và đăm chiêu nhìn hồi lâu về phía chân trời xa.
Những đám mây mùa thu nặng trĩu, từ phương đông kéo sang, trôi là là sát mặt đất tưởng chừng như sắp đụng vào ngọn cây, mái trường, nơi đặt trụ sở của phòng I-X, đụng vào đỉnh gác chuông xiêu vẹo của ngôi nhà thờ bằng gỗ nhô lên trứơc sân trường học. Bức tranh tẻ ngắt và đáng ghét! Nhưng chả bao lâu nữa tất cả sẽ biến đổi…
Phải, thực ra câu chuyện ngày hôm nay quả là ngày hạnh phúc! Sau câu chuyện ý nhị với Him-le lại tiếp đến cuộc gặp gỡ bất ngờ với con trai nam tứơc Phôn Gôn-rinh. Nhất định phải làm cho Hen-rích và En-da cùng Lô-ra thấy mặt nhau. Ai biết đựơc là câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào!
Lần thứ hai trong ngày hôm nay, đại tá Béc-gôn thay đổi tâm tình và thả hồn vào cõi mộng. Rõ ràng giấc mơ ấy lai láng ra khá xa vì lão chợt xốc lại áo quân phục, ưỡn thẳng người, lấy vẻ mặt oai nghiêm rồi tiến đến trước tấm gương hình chữ nhật gắn trên lưng đi-văng. Từ trong gương, bộ mặt béo phị với cặp mắt ti hí màu xám tro dưới đám lông mày chổi xể hung hung và cái mũi sư tử đang nhìn lão. Lão lấy bàn chải để chuốt lại bộ ria mũi hoe hoe kiểu Hít-le và bước tới sát đi-văng hơn. Bây giờ không nom thấy đầu nhưng lại có thể ngắm đựơc toàn thân. Lão rất hài lòng, tấm áo quân phục màu thép với cái cổ áo đen bó chẽn lấy đôi vai vạm vỡ và bộ ngực rộng, trên ống quần màu nhạt không có một nếp nhăn, không có qua một vết bẩn. Đôi ủng cao cổ đựơc đánh bóng lộn. Người sĩ quan toàn thiện phải có tư thế như vậy, kể cả những lúc hành binh. Vâng, đại tá Becgôn rất bằng lòng với mình, rất bằng lòng với cái buổi sáng toàn gặp điềm lành.
_ Mọi việc đếu tốt đẹp cả! Mọi việc đều tốt đẹp cả. – Lão vừa lẩm bẩm vừa xoa tay và bứơc tới bàn viết để xem xét lại hồ sơ của Hen-rích lần nữa.
* * *
Béc-gôn làm việc đã quá lâu năm trong cơ quan do thám Đức đến nỗi trong đáy lòng lão chẳng còn chút nào tin tưởng đối với con người nữa. Lão coi mỗi người là một tội nhân chưa lộ mặt mà sớm hay muộn đều sa lưới Giét-ta-pô. Lão cố moi tìm lòng tham lam trong từng hành vi của con người, coi đó là động cơ chính.
Khi ôm lấy Hen-rích Phôn Gôn-rinh, Béc- gôn chỉ hành động theo cảm tính, chưa suy nghĩ kế hoạch trước, bởi vì lão cũng chả có thời giờ mà vạch kế hoạch. Nhưng sau đó, khi cân nhắc thái độ của mình, lão đã tự khen thầm, tự bằng lòng mình và rất vui mừng vì đã đóng vai trò người bạn cũ cao thượng và giàu tình cảm của Đi-gơ-phơ-rít rất lành nghề.
Nếu công việc kiểm tra xác nhận rằng gã hàng binh đích thực là người mà gã đã xưng danh và tình yêu nước đã thúc đẩy gã thật thì … chao ôi! Lúc đó Béc-gôn sẽ hiển hiện ra như một vùng hào quang chói lọi trước con mắt của gã thanh niên cũng như của bộ tư lệnh. Những mẩu chuyện vế cử chỉ đẹp của lão nhất định sẽ tạo ra xung quanh tên tuổi của lão sự vinh quang độc đáo của một người không những có lý tính mà còn có cả tình nghĩa nữa. Về phần Hen-rich Phôn Gôn-rinh, gã sẽ suốt đời mang ơn lão. Nếu rồi đây phát hiện ra là kẻ thù ẩn nấp sau cái tên Phôn Gôn-rinh mà Béc-gôn đã đoán biết nhưng đợi cho lộ hẳn rồi mới bắt quả tang thì rốt cuộc, lão vẫn được tiếng là một sỹ quan tình báo già dặn.
Trong cả hai ván bài lão đều phất to!
Tập hồ sơ của gã hàng binh, nét mặt giống cha như đúc của Gôn-rinh và điểm căn bản là những chi tiết mà gã còn giữ lại trong trí nhớ từ ngày còn bé đến nay, tất cả những cái đó chứng tỏ rằng, Béc-gôn quả thật là người đầu tiên được tiếp đón đứa con trai của ông bạn cũ. Nhưng việc kiểm tra cũng không phải là thừa. Trong những trường hợp này không thể dựa vào trực giác riêng cũng như tin chắc vào tập hồ sơ và các câu chuyện vu vơ được. Kiểm tra lại ba lượt tốt hơn là nhầm lẫn một lần.
Hơn nữa còn chưa rõ là cái gì đã bắt buộc Hen-rích Phôn Gôn-rinh chạy sang hàng ngũ quân Đức trong khi mà hắn rất có thể đã đồng hóa thành dân Liên-xô. Phải, hắn đã hăm mốt tuổi. Có lẽ chí phục thù cho cha hay nếu thực hắn đã được giáo dục tinh thần yêu nước thì lòng khát khao quay về tổ quốc đã thúc đẩy hắn. Nhưng chắc đối với hắn, then chốt không phải là ở đó, mà là ở hai triệu đồng mác đang nằm trong ngân hàng quốc gia Thụy-sĩ. Nếu Hen-rích Phôn Gôn-rinh cứ tiếp tục sống ở Liên Xô dưới cái lốt giả kia thì gã không được thừa hưởng khoản gia tài kếch sù này. " Hay có thể nó chuồn sang đây chỉ cốt để lĩnh được món bạc triệu rồi lại trở vế Nga? Có thể, nó được tung vào hàng ngũ ta?"
Những mối nghi ngờ khiến Bec-gôn suốt đêm không chợp mắt. lão dậy rất sớm. Phải, cần điều tra càng chóng càng hay, bởi vì lão đã vạch ra một kế hoạch bất hủ. Một vị nam tước trẻ đẹp và hai triệu đồng mac. Còn chờ gì nữa mà không ghép đôi cho cô Lo-ra của lão? Không thể đào đâu ra một đức lang quân hơn thế nữa.
Để công việc chóng xong, Béc-gôn quyết định thân hành bắt tay vào việc.
Lão gọi tên trưởng ban điệp báo là đại úy Cu-bít và ra lệnh cho tên này thu lượm tất cà những tin mật về gã học sinh trường quân sự bộ binh Ô-đét-xa là Ang-tôn Stê-pa-nô-vít Cô-ma-rốp.
_ Báo cáo riêng cho tôi biết kết quả công việc – Lão đại tá lạnh lùng bảo – Và đừng dềnh dàng nữa, làm càng nhanh càng tốt.
Trong lúc Cu-bít bắt liên lạc với bọn điệp viên thì Béc-gôn tiến hành việc kiểm tra theo đầu mối khác. Lão điện xin phòng lưu trữ hồ sơ tình báo ở Béc-lanh những tài liệu về Đi-gơ-phơ-rít Phôn Gôn-rinh. Nếu Hen-rích quả đúng có giúp đỡ cha thì cũng dễ biết thôi.
Trong thời gian đó Hen-rích Phôn Gôn-rinh xử sự rất khiên tốn. Gã chưa hề tự ý mình đến chỗ Béc-gôn lần nào, và cũng chả để ý đến việc gì ngoài việc suốt ngày nằm đọc báo, đôi khi còn xem cả báo chí cũ lưu trữ nữa. Điều đó cũng dễ hiểu: gã thanh niên muốn biết sinh hoạt của Tổ quốc mà gã đã phải xa cách bao nhiêu năm.
Gần một tuần sau buổi gặp gỡ đầu tiên, Béc-gôn gọi Hen-rích tới nhà riêng. Lão bảo dọn hai khẩu phần cơm chiều, bày một chai vốt-ca và một chai rượu vang lên bàn.
_ Cháu có thích ăn cơm với bác không? – Lão đại tá ra dáng bằng lòng về bữa cơm tươm tất thết Hen-rích.
_ Ồ thưa đại tá, giá bác hiểu rằng cháu khao khát cảnh gia đình êm ấm, thèm nghe tiếng Đức và tình hình sinh hoạt văn hóa nói chung như thế nào thì bác đã chẳng hỏi cháu như vậy.
_ Thế thì hay lắm, ngồi xuống. Cháu uống gì nào? Ừ mà chả cần hỏi nữa, chắc cháu đã quen vị rượu vốt-ca Nga rồi chứ? Thú thực bác cũng thích thứ này. Thật không thể nào so sánh rượu sơ-náp của ta với nó được.
_ Nếu có thể cho cháu cốc rượu vang thì tốt hơn, cháu chưa bao giờ nếm rượu Vốt-ca.
Lời nói ấy khiến cho đại tá hơi dè dặt. Bản thân lão đã nhiều lần huấn luyện điệp viên về nguyên tắc xử thế và đặc biệt nhấn mạnh điều lệnh thứ nhất của tình báo viên là không được uống rượu mạnh.
_ Thế cháu không uống tí nào sao?
_ Cháu xin phép chỉ uống một ly cô-nhắc và một cốc vang là nhiều lắm rồi.
_ Vang kia rồi, còn cô-nhắc cũng có ngay. – Béc-gôn ra lệnh cho lính hầu.
_ Hen-rich này, - khi buổi tiệc gần tàn và gò má Hen-rích đã ửng hồng vì rượu, Béc-gôn chợt hỏi, làm như vô tình – Cháu không nhớ vụ Nê-sa-ép à?
_ Va-xi-li Va-xi-le-vít phải không ạ? Cựu chủ nhiệm cục chính trị (cơ quan đặc trách việc trấn áp bọn phản cách mạng hồi cách mạng tháng Mười mới thành công) của cái thành phố Viễn Đông, nơi cháu với ba cháu đã ở chứ gì?
_ Phải, phải. – Béc-gôn gật đầu.
_ Nhớ rõ lắm chứ ạ, vì chính cháu đã viết thư nặc danh vu cáo lão ta.
_ Thực chất của việc ấy như thế nào, hở cháu?
_ Nê-sa-ép làm quen với ba cháu trong lúc đi săn và sau đó hai người thường rủ nhau săn bắn. Nhưng năm 1937, ba cháu nhận thấy có một bận Nê-sa-ép tỏ thái độ nghi ngờ ba cháu. Sợ rằng lão đã nhận được tài liệu về hoạt động của chúng ta nên ba cháu quyết tìm cách hãm hại lão. Ba cháu bịa câu chuyện, còn cháu thì viết thành thư nặc danh và gửi lên cơ quan Chính trị Nhà nước cấp trên. Trong thư đó, cháu tố cáo Nê-sa-ép rằng lão thường hay vào rừng không phải để săn bắn mà cốt để gặp một tên gián điệp Nhật hoạt động trong khu ấy và trao cho tên này những bản tin mật. Người ta tin vào bức thư nặc danh và Ne-sa-ép bị bắt. Còn số phận về sau của lão ra sao thì ba cháu và cháu không hề biết tí gì nữa.
_ Thế mà người ta không tin vào tính di truyền! Cháu quả thật có trí nhớ gia truyền của cha. Mà đối với con nhà tình báo chúng ta thì trí nhớ tốt là một vũ khí lợi hại nhất. Cháu nói với bác rằng, đã từng giúp ba dịch những bản mật lệnh bằng mật mã và viết những báo cáo bằng mật mã. Hôm qua, bác xem lại hồ sơ lưu trữ và tình cờ tìm thấy một mảnh giấy có ích. Nó đây. Có thể nó sẽ nhắc cháu nhớ tới một việc gì đó.
Béc-gôn trao cho Hen-rích một mẩu giấy nhỏ ngả màu vàng, trên đó chỉ ghi độc ba dòng chữ số chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm bốn chữ.
Trong khi Hen-rích mải chăm chú xem xét những con số, Béc-gôn điềm nhiên hút thuốc, chốc chốc lại liếc nhìn bộ mặt suy nghĩ của người khách. Lão đạ tá chắc mẩm đây là bài tính rất hóc, chỉ có kẻ nào đã từng lâu năm lăn lộn với những con số này mới hòng giải nổi.
Yên lặng kéo dài. Và Béc-gôn bắt đầu hối hận là đã bày ra phương pháp thẩm tra quá phức tạp như vậy. Vì thực ra phải là một tay gián điệp già dặn kinh nghiệm mới có thể chôn sâu trong đầu óc thìa khóa mật mã đã dùng bốn, năm năm trước đây, lại chỉ dùng có dăm lần cả thảy, chỉ một trợ thủ tình báo non nớt thì không thể nào nhớ nổi.
Nhưng cuối cùng, Hen-rích ngẩng đầu lên:
_ Té ra mảnh giấy nằm ở đây. – Nói xong, gã mỉm cười buồn bã. – thế mà ba cháu mong đợi nó hoài đến nỗi phát cáu. Khi ấy, ba cháu đành phải tự mình quyết định và hành động theo ý riêng. Và mãi sau, khi công việc đã đâu vào đấy rồi, bác mới gửi cho ba cháu một bản tin ngắn ngủi kèm theo lời cám ơn. Đây chính là chỉ thị về việc tiến hành cuộc đột kích "Ta-u-be"! Sau khi ba cháu cho biết bọn Nga đang dựng một nhà máy mới trong rừng, bác trả lời: "tìm mọi cách để ngăn cản việc khởi công xây dựng". Bác hứa sẽ vạch cho nhiệm vụ cụ thể, nhưng đợi mãi chẳng thấy. Lúc đó, qua lời truyền đạt của điệp viên "B-49", ba cháu đành tự động tiến hành vụ đột kích "Ta-u-be". Ba cháu đốt lán làm bọn công nhân bỏ chạy hết. Và mãi tận bây giờ, năm năm sau, cháu lại cầm trong tay bản chỉ thị mà hai cha con đã nóng lòng trông đợi. – Hen-rich ủ rũ lắc đầu, trầm ngâm nghĩ ngợi.
_ Cháu tha lỗi cho bác đã bắt cháu nhớ tới câu chuyện đau lòng này, nhưng nên hiểu rằng, con nhà tình báo chúng mình cần phải có trái tim sắt đá và hệ thần kinh gang thép.
Béc-gôn còn căn vặn Hen-rich rất lâu về thời kỳ công tác ở miền đông, hỏi cặn kẽ từng tên họ, ngày tháng, sự việc. Hen-rich vui vẻ trả lời và có vẻ say sưa với những kỷ niệm cũ.
Cốc-ken-mu-le đã năm lần thay băng trong máy ghi âm bí mật bố trí ở phòng bên, mà Béc-gôn vẫn dò hỏi mãi từng chân tơ kẽ tóc.
Đêm khuya, khi Hen-rich trở về nhà riêng rồi Béc-gôn vẫn chưa đi nằm, lão cặm cụi ngồi kiểm tra, so sánh những lời nói trên băng ghi âm với những hồ sơ từ Béc-lanh gửi đến. Bản báo cáo của Đi-gơ-phơ-rít Phôn Gôn-rinh trong năm 1937 đã hoàn toàn xác nhận những lời nói của Hen-rich Phôn Gôn-rinh trong mùa thu 1941.
Thế là Béc-gôn đã không nhầm lẫn khi nhận kẻ thừa kế của bạn mình làm con nuôi.

0 nhận xét to" Nam tước Phôn-Gôn-Rinh.C1 "

Đăng nhận xét